15 Cách Giúp Bạn Xây Dựng Thói Quen Tập Trung

Trung Tâm Gia Sư Huế - Xây dựng thói quen tập trung ngày càng quan trọng, đặc biệt là trong xã hội ngày nay. Học sinh tập trung nghe giáo viên giảng bài, nhân viên tập trung hoàn thành công việc, các nhà lãnh đạo tập trung trong việc điều hành, suy xét và ra chỉ thị xuống cấp dưới,…Bất cứ công việc nào, bất cứ ngành nghề nào cũng yêu cầu chúng ta phải tập trung. Vì một khi bạn đã tập trung trong bất kì việc gì, nó đều sẽ đem lại nhiều hiệu quá tích cực và vô cùng có lợi cho bạn. Dưới đây, Gia Sư Huế xin gửi đến các bạn những cách để xây dựng thói quen tập trung một cách tốt nhất.

1. Không trì hoãn:

“Việc hôm nay chớ để ngày mai” – Điều bạn cần làm là, hoàn thành công việc ngay khi có thể, không kéo rê thời gian, không lười nhát. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì công việc, hãy nghĩ ngơi một chút, rồi thúc đẩy bản thân mình phải hoàn thành càng sớm càng tốt.

2. Không làm nhiều việc cùng một lúc:

Nghiên cứu cho thấy, não bộ của mỗi người đều có 2 thùy não, cho phép được làm 2 công việc phức tạp cùng một lúc. Nếu làm đến công việc thứ 3, sự sai lầm trong công việc của bạn sẽ bắt đầu tăng lên dần. Vì vậy, lời khuyên chân thành cho bạn là, chỉ nên tập trung vào làm một công việc duy nhất, để đạt được năng suất và sự chính xác cao nhất, bạn nhé!

3. Không cho phép những việc khác làm xao nhiễu công việc:

Một con người có sự tập trung cao khi người đó chỉ toàn tâm chú ý vào công việc, dù có tin nhắn hay thông báo trên mạng xã hội, có thông báo email mới, hay bị đồng nghiệp, bạn bè lôi kéo. Họ đều nhận thức được, những thứ đó sẽ khiến họ mất tập trung và không đạt được mục tiêu, năng suất tốt trong công việc.

Trung Tâm Gia Sư Huế
Tập Trung Công Việc Hiểu Quả

4. Không bàn chuyện người khác:

Thay vì đi nói chuyện người khác, tại sao chúng ta lại không tìm những công việc hữu ích hơn để làm? Không chỉ vậy, việc đi ngồi “lê đô mách” những chuyện tầm phào về người ta cũng thể hiên bạn là một con người vô cùng đố kị và đáng thương mà thôi.

5. Không cần sự công nhận của người khác:

Tại sao chúng ta không chú tâm vào công việc thay vì trông đợi sự cho phép của người khác? Hãy tự tin với những gì bạn làm được và cố gắng cho tương lai của bạn. Cuộc đời là do bạn quyết định, và không ai có thể quyết định thay bạn cả. Ý kiến của người khác không phải là thứ để cho bạn phải hạ thấp giá trị của bản thân mình. Bạn hãy nên nhớ như vậy!

6. Không sống trong quá khứ:

Thay vì nhớ những thất bại trong quá khứ, những người tập trung sẽ bỏ qua và sống cho tương lai. Mong muốn thành công của họ lớn mạnh hơn nhiều, họ sẽ học được sự mạnh mẽ và bản lĩnh hơn từ những thất bại mà họ đã trải qua.

7. Không đưa ra những lí do ngớ ngẩn để khỏi phải làm việc:

Đừng nói rằng bạn không có thời gian. Hãy nên nhớ, quỹ thời gian của bạn bằng với ông trùm Facebook Mark Zuckerberg hay tổng thống Mĩ Obama. Đừng trông đợi vào một điều kiện hoàn hảo để làm việc, nếu không bạn mãi là người thua cuộc.

8. Không hấp tấp:

Thay vì vội vàng, hãy suy nghĩ một cách thông suốt và cân nhắc, suy nghĩ kĩ càng. Một người tập trung là một người thoải mái trong công việc, không hấp tấp. Họ ăn mừng với những gì mình đạt được, và đặt mục tiêu kế tiếp thay vì nhanh chóng bắt tay vào công việc. Họ cũng không phải một con người dễ nhanh chóng thay đổi suy nghĩ, và chạy theo những thứ lớn lao hơn. Dù chuyện gì có xảy ra, họ vẫn suy nghĩ từ tốn, trung thành với mục tiêu và ước mơ của mình.

9. Không sống vô tổ chức:

Những người tập trung là những người biết sắp xếp việc nào ra việc nấy, để khi cần tìm, họ có thể tìm thấy một cách dễ dàng. Họ biết nếu sống vô tổ chức, họ chỉ tốn thêm thời gian và cảm thấy stress hơn thôi.

10. Không né tránh rủi ro:

Rủi ro đều có mặt tiêu cực và tích cực, và những người thật sự tập trung sẽ nhận ra nó. Thay vì giữ mình trong vòng an toàn, họ biết tính toán và nắm bắt thời cơ, để thoáng chốc, rủi ro sẽ biến mất và không còn nữa.

11. Không mong chờ những điều hảo huyền:

Những người tập trung cao thường sống rất thực tế. Thay vì chỉ ngồi nói và mơ mộng, họ sẽ lập tức nhanh chóng nhảy vào vấn đề đó, và chuẩn bị cho những khó khăn mà họ sẽ phải đối đầu, bằng chính những mong muốn thực tế của họ.

12. Không so sánh mình với người khác:

Thay vì so sánh bản thân với người khác, tại sao bạn lại không hài lòng với chính mình. Những người tập trung luôn tự tin với năng lực của chính mình, thay vì so sánh, họ sẽ xem xét thành tích của người khác, xác định những gì họ cần làm, và nhân rộng thành công cho chính mình.

13. Không đồng ý với tất cả mọi việc:

Những người biết tập trung nhận thức được rằng, họ không thể lúc nào cũng sống sao cho làm vừa lòng tất cả mọi người được, họ nghĩ rằng, thỉnh thoảng nói “không” cũng đâu có chết ai. Vả lại, nó cũng không đem lại lợi ích và giúp họ đạt được mục tiêu. Nên đó cũng là chuyện đáng phải làm, thay vì phải làm vừa lòng người ta rồi chịu thiệt về mình.

14. Không dính vào những chuyện không phải của mình:

Thay vì đi lo chuyện nhà người ta, tại sao bạn lại không tập trung vào công việc và những ưu tiên hàng đầu của bản thân? Những người tập trung chỉ thật sự tham gia vào câu chuyện của người khác nếu nó thật sự liên quan đến họ, và nó phải thật cần thiết. Còn bình thường, họ sẽ không bao giờ quan tâm đến những chuyện bao đồng, làm ảnh hưởng đến đời sống và công việc của họ.

15. Không từ bỏ:

Những người tập trung biết rằng, khi đã từ bỏ, cũng đồng nghĩa với thất bại. Khi mọi người dần từ bỏ, họ sẽ không bị tác động và từ bỏ theo. Thay  vì đó, họ sẽ tiếp tục, chăm chỉ và vượt qua mọi khó khăn để đạt được ước mơ của chính mình.


Trên đây, Gia Sư Tại Huế đã gửi đến các bạn những chia sẻ bổ ích nhất về việc xây dựng thói quen tập trung. Mong các bạn sẽ áp dụng những cách thức này để luôn hoàn thành tốt công việc và học tập, các bạn nhé !

Bài đăng phổ biến

Truy Cập Website

2014 © Design By Phan Tân Thành
Planer theme by Gia Sư Huế