Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia-Su-Hue-Slide. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia-Su-Hue-Slide. Hiển thị tất cả bài đăng
TRUNG TÂM GIA SƯ TẠI HUẾ – HOTLINE: 0967.066.323 ( MR.THÀNH )

Trung Tâm Gia Sư Huế - "Gia sư" không đơn giản chỉ là một người thầy truyền đạt kiến thức cho con em bạn mà họ còn là một người bạn,một tấm gương về đạo đức và nhân cách sống trong suốt quá trình học tập để con bạn có thể học hỏi. Do đó, người thầy ngoài việc phải đảm bảo về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm để giúp học trò tìm thấy "cảm hứng" học tập còn phải có nhân cách đạo đức tốt, lối sống lành mạnh...


Trung Tâm Gia Sư Tại Huế
Trung Tâm Gia Sư Tại Huế

Gia Sư Đại Học Huế – Nơi quy tụ đội ngũ giáo viên nhiều năm công tác giảng dạy tại Huế, các bạn sinh viên giỏi của các trường đại học tốp đầu có thi ĐH cao như: ĐH Ngoại Ngữ , Kinh Tế, Đại Học Luật, Y Dược, … đạt nhiều thành tích và kĩ năng truyền đạt hiệu quả nhất. Chúng tôi tự hào là địa chỉ tin cậy cho các bậc phụ huynh và gia sư.

v  Chúng tôi :
  • Nhận dạy kèm cho học sinh tại nhà từ lớp 1 đến lớp 12.
  • Dạy kèm ngoại ngữ ( Anh, Pháp, Trung, Nhật …) mọi trình độ.
  • Ôn thi đại học các khối A, B, C, D và luyện thi cấp 1 lên cấp 2, cấp 2 lên cấp 3.
  • Dạy kèm các môn tin học văn phòng : Word, Excel, Power Point,… và các môn đồ họa, lập trình như : Corel Draw, Photoshop, AutoCad, C++, PHP…
v  Đặc biệt :
  • Chúng tôi thường xuyên có các bài kiểm tra kiến thức do đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp biên soạn trong quá trình dạy cho học sinh.
  • Trung tâm sẽ thực hiện quản lý việc dạy và học của giáo viên và học viên: đảm bảo (đúng giờ, đúng chương trình, nghiêm túc, kỷ luật…)
  •  Quý phụ huynh có quyền yêu cầu đổi gia sư dạy nếu thấy không phù hợp.
  • Các buổi dã ngoại vui chơi cho học viên nhằm giáo dục về đạo đức, ý thức, phát triển kỹ năng sống lành mạnh….
  • Chúng tôi sẽ có các buổi tư vấn thường xuyên đến con em và quý phụ huynh về các vấn đề tuyển sinh, học tập và chế độ dinh dưỡng cho con em trong mùa thi cử.

Uy Tín – Chất Lượng – Hiệu Quả Là Phương Châm Giảng Dạy Của Chúng Tôi !


Các bạn gia sư muốn đăng ký làm gia sư thì click vào đây
Qúy phụ huynh muốn tìm gia sư cho con mình thì click vào đây
Xem bảng học phí tham khảo thì vào đây

Mọi thông tin chi tiết và những thắc mắc cần được tư vấn xin vui lòng liên lạc:

SĐT : Mr.Thành 0967 066323
Email : giasutanthanh@gmail.com
Website: www.trungtamgiasuhue.com 
Trung Tâm Gia Sư Đà Nẵng - Kỳ họp phụ huynh đầu năm học mới diễn ra cũng là thời điểm nhiều phụ huynh lo lắng về chuyện học phí, phụ phí, học thêm, an toàn cho trẻ khi ở trường, đến chất lượng dạy và học ở nhà trường…

Gia Sư Đà Nẵng
Gia Sư Đà Nẵng

1.Sợ tăng học phí

Đối với những gia đình kinh tế khá giả thì chuyện học phí tăng là việc bình thường, nhưng với nhiều gia đình có thu nhập trung bình hoặc khó khăn, đây thực sự là gánh nặng rất lớn.

Chị P, 38 tuổi, quê ở Huyện Ứng Hòa, Hà Nội cho biết, gia đình chị có 3 con đang ở độ tuổi cắp sách đến trường. Một em học lớp 4, một học lớp 10 và lớp 12 trường Tiểu học Phù Lưu và trường THPT Lưu Hoàng huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Dù thời điểm hiện tại các trường chưa có thông báo về việc họp phụ huynh đầu năm nhưng kể từ hai tháng nay chị P đã phải chạy vạy trước về khoản học phí nộp cho con vào thời điểm đi họp đầu năm.

“Năm học 2012, tổng số tiền phải nộp theo yêu cầu của nhà trường về khoản học phí, phụ phí cho ba con hết gần 9 triệu đồng. Trong cuộc họp đầu năm nay tôi lo ngại trường sẽ tăng học phí thêm. Năm ngoái, để có tiền đóng học phí cho con, tôi đã chạy vạy vay mượn và bán cả tấn thóc mới gom đủ tiền đóng học cho con. Còn năm học mới này lúa chưa thu hoạch được chúng tôi cũng chưa biết xoay xở ra sao”, chị P chia sẻ.

Kinh tế của gia đình chị P đều dựa vào 9 sào ruộng  và việc đi làm thuê. Chính vì vậy mà mỗi khi đến dịp đầu năm học, chị P lại lo lắng “đứng ngồi không yên” vì khoản học phí đầu năm.


2. “Đau đầu” các khoản phụ phí

Cùng tâm trạng lo lắng trước khi bước vào năm học mới của con, chị H, 32 tuổi, trú tại Phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội lại “sợ hãi” khi nhắc đến những khoản phí phụ của con.

Chị Hoa cho biết, con gái chị học lớp 9 trường THCS ở quận Đống Đa, Hà Nội. Năm học 2012, chị đi họp phụ huynh cho con và cũng phải mang theo số tiền gần 3 triệu đồng để đóng học kỳ 1. Trong mỗi cuộc họp đầu năm đi họp cho con chị Hoa đều lo lắng đến chuyện học phí tăng hay giảm. Nhưng năm nay, vấn đề chị lo lắng hơn chính là khoản phụ phí đầu năm.

“Ngoài khoản thu học phí, các con phải đóng góp thêm rất nhiều khoản phụ phí như quỹ lớp, tiền đóng cơ sở vật chất, tiền đóng ngày lễ tết, tiền đi dã ngoại… Mới đây, con gái tôi cũng phải đóng số tiền 40.000 đồng để mua bánh ăn trong dịp tết trung thu ở trường”, chị H chia sẻ.

Chị H cho biết thêm, khoản phụ phí rất hay phát sinh trong năm học mới, nếu cộng cả năm lại số tiền lại là khá lớn. Trong khi đó, hai vợ chồng chị dù làm cơ quan nhà nước nhưng mỗi tháng cũng chỉ có tổng thu nhập gần 10 triệu đồng. Rồi hàng tháng gia đình chị lại phải lo thêm các khoản chi tiêu khác của gia đình. Bởi vậy mà những khoản phụ phí đóng góp thêm luôn khiến gia đình chị “đau đầu”.


3. Lo cách dạy ảnh hưởng nhân cách trẻ

Chị D, 27 tuổi, có con học ở trường tiểu học ở quận Thanh Xuân Hà Nội chia sẻ, bước vào năm học mới, gia đình chị lo lắng nhất chính là việc thầy cô giảng dạy và định hướng học sinh khi đến trường.

“Ở lứa tuổi mới lớn, các con chưa ý thức được việc học hành nên khi con đến trường chúng tôi quan tâm nhiều đến việc thầy cô giảng dạy và uốn nắn ý thức của học sinh ra sao. Nếu thầy cô có kiến thức nghiệp vụ sư phạm tốt, biết cách định hướng trẻ thì bố mẹ ở nhà yên tâm. Nhưng khi các con gặp phải thầy cô giáo nghiệp vụ kém thì chúng tôi lại càng lo lắng thêm”, chị D tâm sự.

Theo chị D, thời gian gần đây chị đọc được nhiều thông tin trên báo chí về việc phụ huynh gửi con đến trường học. Do các con còn nhỏ tuổi chưa ý thức được hành động của mình, làm nhiều việc “kỳ quặc” theo thói quen. Cô giáo giảng dạy không đồng tình đã quát lớn, thậm chí là bắt phạt khiến nhiều em về nhà trong tinh thần hoảng loạn và sợ hãi thầy cô mỗi khi cha mẹ đưa các con đến trường.

Chị S, 29 tuổi ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội có con học lớp 4 trường Tiểu học Kim Liên cũng lo lắng việc cô giáo mới ra trường chủ nhiệm lớp của con mình. Chị S tâm sự: “Cháu nhà tôi học bán trú, phần lớn thời gian cháu học tập, sinh hoạt ở trường. Việc dạy dỗ về kiến thức và nhân cách cho cháu nhờ cậy rất nhiều từ thầy, cô. Tôi chưa được tiếp xúc, biết nhiều về cô giáo mới của con nên tôi cũng khá băn khoăn về kiến thức, đạo đức của cô giáo mới”.



4. “Mệt mỏi” vì chuyện học thêm của con

Gia đình chị Trịnh Thị Linh 40 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội lại quan tâm nhiều đến chuyện dạy thêm, học thêm của con ở trường.

Chị Linh cho hay, con gái chị hiện đang học lớp 8 ở một trường THCS trên địa bàn quận Hoàng Mai. Ở trường con chỉ học thêm 2 buổi/1 tuần theo quy định.

Gia Sư Dạy Kèm
Ở tuổi nhỏ, nhiều em học sinh chưa ý thức được việc học, do vậy mà nhiều phụ huynh rất sợ các em không theo kịp chương trình học, ảnh minh họa. Ảnh: Đức Nguyễn

Nếu cứ theo lịch học này chị Linh không có gì băn khoăn. Nhưng hiện nay, có nhiều phụ huynh gần nhà chị “đua nhau” tìm thầy cô dạy giỏi cho con đi học thêm. Con gái chị đi học về nhà thấy các bạn đi học thêm nhà cô A, cô B cũng đòi bố mẹ cho đi học.

“Nhiều em học sinh đi học thêm ở ngoài vì niềm say mê học hành, bậc làm cha mẹ như chúng tôi yên tâm. Nhưng cũng có học sinh vì chạy theo phong trào, thấy bạn cùng lớp đi học thêm mình cũng xin bố mẹ đi học. Lên lớp, học sinh chỉ ngồi ngủ gật, không chăm chú nghe giảng thì lại trở thành gánh nặng cho nhiều cha mẹ”, chị Linh kể.

Theo chị Linh, trong nhiều trường hợp, không cho con đi học thêm thì bố mẹ lại sợ con không bằng bạn bằng bè. Còn cho con đi học lại phải tốn thêm một khoản phí nữa. Riêng tháng 8 vừa rồi, con chị đi học thêm 8 buổi, gia đình đã phải đóng gần 800.000 đồng tiền phí cho cô giáo.

Chị Linh cũng cho rằng, chị sợ nhất việ học sinh cái vì sợ thầy cô trên lớp mà đi học thêm ở nhà cô. Như vậy, các em đi học vừa không tiếp thu được hiệu quả lại tốn tiền, gây tâm lý căng thẳng mệt mỏi.



5. Sợ con bị “trù dập”

Có con mới theo học lớp mầm non, nhưng anh Lê Văn Hiếu 28 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội lại không khỏi thấp thỏm lo âu, thậm chí là “sợ hãi” về vấn đề an toàn cho trẻ khi đến trường.

“Tôi quan tâm nhất trong cuộc họp đầu năm chính là vấn đề an toàn cho trẻ ở trường. Gần đây, tôi nghe nhiều thông tin chuyện cô giáo mầm non đánh trẻ, bắt đứng phạt, trẻ sặc cháo tử vong…Trường con tôi học chưa xảy ra chuyện gì nhưng tôi vẫn thấy rùng mình”, anh Hiếu nói.


6. Sợ con không theo kịp chương trình học

Chị Nguyễn Thị Thương, 27 tuổi, ở huyện Từ Liêm, Hà Nội có con đang theo học lớp 4 tại trường Tiểu học Mỹ Đĩnh, xã Mỹ Đình lại lo ngại con lười học sẽ không theo học trên lớp.

Chị Thương cho hay, khi con đến trường học có cô giáo ở trên lớp quản, nhiều cha mẹ ở nhà khá yên tâm. Nhưng đến tối về nhà chị Thương lại phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần việc học hành thì con trai chị mới chịu ngồi vào bàn học.

“Nhiều hôm tôi thấy con rất chểnh mảng việc học hành. Ăn cơm xong, con chỉ chăm chú vào xem tivi không chịu học nên tôi rất sợ cảnh cháu không theo kịp chương trình học trong năm học mới này”, chị Thương kể.

Theo chị Thương, chị cũng lo ngại khi đến lớp con trai bị bạn cùng lớp trêu trọc, đùa cợt vì một lý do nào đó. Khi đó, nếu cô giáo không biết để khuyên nhủ thì học sinh rất dễ tự ti, chán nản và không muốn học hành. Do đó, mà mỗi khi đến kỳ học đầu năm chị luôn phải nhờ cô giáo quan tâm đến con khi thấy con có biểu hiện bất thường hay chán học.

Ngoài những “sợ hãi” trong cuộc họp đầu năm về chuyện học của con. Nhiều phụ huynh khác lại có những lo sợ về việc quản lý con trong buổi học nghỉ đột xuất ở trường.

Anh Vũ Thanh Bình 37 tuổi, ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa Hà Nội có con trai học lớp 6 ở trường THCS Thái Thịnh.  Anh Bình chia sẻ: “Năm học trước tôi đã từng nghe có nhiều buổi lên lớp, cô giáo có việc đột xuất cho học sinh nghỉ. Nhiều em ham chơi không về nhà lại la cà vào quán internet chơi nhiều games bạo lực. Bố mẹ ở nhà thì không hay biết để quản lý nên chúng tôi rất sợ khi điều này xảy ra”, anh Bình kể

Theo anh Bình, năm học cũ anh cũng từng chứng kiến một học sinh học cùng lớp với con trai anh trốn học trên lớp ra quán internet ngồi chơi điện tử. Cô giáo và phụ huynh của em đó đã nhốn nháo tìm khắp các quán internet ở gần khu vực cổng trường.

Nguồn khampha.vn
Gia Sư Tân Thành – Hiện nay, quy chế thi cử của bộ giáo dục đã có nhiều thay đổi trong việc gộp kỳ thi đại học và tốt nghiệp thành một. Việc thay đổi quy chế thi kèm theo thay đổi về việc chọn môn thi, mức độ ôn thi của các em. Mặc dù vậy, theo đánh giá của Trung tâm gia sư Huế việc ôn thi như thế nào cũng không có nhiều thay đổi. Dưới đây, Gia Sư Huế xin chia sẻ bí quyết ôn thi đại học điểm cao, các bạn đọc tham khảo nhé.

Trung tâm gia sư tại huế
Rộn ràng học tập mùa thi

  • "Bí Kiếp" Ôn Thi Đại Học Môn Toán
  • Bí Kiếp Thi Môn Sinh Đạt Điểm Cao
  • Gia Sư Tiếng Anh Tại Huế
Tạo thói quen “văn ôn, võ luyện”

Đây là một việc không khó, chỉ cần chịu khó ngồi vào bàn học mỗi ngày thì dần dần sẽ tạo nên thói quen học tập nhất định. Một khi thói quen đã được hình thành thì sẽ giúp bạn khắc phục căn bệnh lười học. Số lượng bài vở hằng ngày sẽ được bạn giải quyết một cách triệt để, không còn tình trạng bài vở “dồn đống” nữa.Ngoài ra, bạn sẽ chủ động trong học tập và làm chủ được kiến thức cho bản thân.

Tạo thói quen trong học tập cũng giống như tạo thói quen trong sinh hoạt hằng ngày, ngày nào mà bạn không ngồi vào bàn học thì bạn sẽ rơi vào cảm giác rất khó chịu, trống vắng. Do đó các bạn hãy chủ động tạo thói quen này.

Góc học tập thông thoáng

Góc học tập đóng một phần rất quan trọng trong quá trình học tập của bạn, góp phần giúp bạn học tập tốt hơn. Góc học tập thông thoáng là được bố trí nơi yên tĩnh, ngăn nắp, sạch sẽ. Bạn phải biết sắp xếp tất cả mọi thứ gọn gàng, sách xếp một nơi, vở để một nơi, các vật dụng, phương tiện học tập phải được bố trí hợp lý để khi cần có thể tìm kiếm một cách dễ dàng. Nếu bạn có phòng riêng thì hãy bố trí, sửa soạn góc học tập trong phòng ngăn nắp, còn những bạn không có phòng riêng thì hãy dành một không gian hợp lý trong nhà để bố trí góc học tập, đặc biệt không được bố trí bàn học gần chiếc tivi hay máy vi tính…

Góc học tập ngăn nắp sẽ khiến bạn có cảm giác dễ chịu khi ngồi học, do đó các bạn hãy bỏ ra chút ít thời gian để sắp xếp góc học tập của mình.

Xây dựng thời khóa biểu một cách khoa học

Hãy xây dựng cho bản thân một thời khóa biểu học tập hợp lý, bạn cần phải cụ thể thời gian học, môn học từ thứ 2 đến Chủ nhật. Buổi sáng, bạn học môn nào, thời gian bao lâu? Buổi chiều bạn bố trí thời gian như thế nào để giải quyết xong bài vở. Buổi tối, bạn học đến mấy giờ, bạn sẽ làm những gì? Và điều quan trọng là bạn phải nghiêm túc thực hiện theo thời khóa biểu mà mình đã cất công xây dựng. Một khi làm được như vậy, chắc chắn bạn sẽ giải quyết bài vở một cách dễ dàng và hoàn thành mức bài vở định ra hằng ngày.

Tổ chức học nhóm

Bên cạnh giờ học trên lớp và giờ học thêm hằng ngày, các bạn nên tổ chức học nhóm với nhau, bởi học nhóm dễ kích thích các bạn ham học hơn. Nếu chỉ học một mình, khi gặp một bài toán khó, không thể giải quyết được thì thường các bạn để lại, vừa không làm được, vừa không có ai để hỏi han, trao đổi cùng nhau giải quyết. Nếu tổ chức học nhóm thì các bạn có điều kiện trao đổi với nhau, cùng nhau giải quyết những vấn đề, nội dung hóc búa. Học nhóm còn tạo ra cảm giác đua tranh , từ đó mỗi người phải tự cố gắng, nỗ lực hơn.

Khi tổ chức học nhóm, không nên học nhiều người (mà nên học từ 3 đến 4 bạn), tránh tình trạng “buôn dưa lê” và phải ý thức cao trong học tập.

Ghi chép cẩn thận

Trong quá trình học (kể cả học trên lớp, học thêm và học ở nhà), bạn không thể ghi nhớ tất cả các thông tin, dữ liệu mà bạn học được vào não bộ. Do đó, trong quá trình học, bạn cần phải ghi chép bài một cách cẩn thận, chi tiết và liệt kê những nội dung chính, trọng tâm, những phần mà giáo viên nhấn mạnh để việc ôn bài của bạn được thuận tiện.

Gia Sư Tân Thành chúc các bạn có một mùa thi như ý.

Bài đăng phổ biến

Truy Cập Website

2014 © Design By Phan Tân Thành
Planer theme by Gia Sư Huế